24 thg 3, 2012

HAI CẢNH MỘNG 2: Đồ cù lần!!

culan
Ở bên đường, trước sân ngôi nhà lớn có cái chuồng rộng chừng 2 mét vuông, bên trong nuôi hai con vật lạ, chúng ngồi sát bên nhau trên một nhánh cây, trong góc chuồng, giấu mặt bằng cách vùi đầu thật sâu xuống ngực. Con người chỉ có thể nhìn thấy cái lưng cong phủ dày lớp lông màu xám của chúng, hai khối lông mịn. 
 Photobucket
An lấy một cành cây nhỏ chọc vào lưng chúng hy vọng vì quá nhột chúng sẽ quay mặt ra để anh chụp vài tấm hình. Nhưng càng nhột chúng lại càng co rúm lại. Phải thật kiên nhẫn anh mới chụp được vài tấm.
Và đây, khuôn mặt bí ẩn của chúng. 




culan
Trông hiền lành, dễ thương như những chú thỏ.
Đôi mắt to, tròn, sáng cũng đẹp đấy chứ!
“Ban đêm, mắt nó đóng đèn sáng rực, tha hồ chụp hình!”.Một anh thanh niên mặc trang phục nửa kinh (quần) nửa Tây Nguyên (áo) nói.
Con thú trông đáng yêu vậy mà người ta gọi nó là “ cù lần”!
Thật ra tên nó là  koala
Vì cô-a-la (koala) có thể phát âm ra cô-u-lân, rồi biến thinh thành cu-ù-lần và tận cùng bằng cù lần. Do đó, chữ ‘koala’ đọc thành ‘cù lần’. Quê nó tận Úc Châu. Nó và con Kăng-gu-ru là cặp sứ giả đáng yêu  của Úc Châu đến với phần còn lại của thể giới. Cù lần có mặt ở sở thú Sài gòn từ những năm 70. Trước lạ sau quen, dần dần nó trở thành con thú cưng của các tiểu thư; hoặc tệ hơn, chúng được các bợm nhậu mê mẩn bởi vị thịt ngọt thơm.
Con thú nhỏ bé hiền lành ấy là nhân vật chính của ngôi làng nổi tiếng hiện nay: Làng cù lần, các bạn à!
 Photobucket
Tội nghiệp cho nó,  người miền Nam mắng ai đó quê mùa, khờ khạo là réo tên con thú hiền lành ra:
-Đồ cù lần!
-Con Tám cù lần.
 Nhà văn Bình Nguyên Lộc gọi một nhân vật của mình như thế. Ông giải thích:
“…Các bạn có bao giờ thấy con Cù Lần chưa? Tôi không có gặp nó trong rừng sâu như đàn ông đã gặp mà chỉ thấy một con Cù Lần người ta bắt về nuôi mà thôi. Nó nhỏ cỡ bằng con mèo, nhưng lông màu giống màu lông chó phèn. Đôi mắt nó lờ đờ và như lim dim ngủ suốt ngày, có xô đuổi nó, nó cũng không buồn biết tới. Khi nào cần xê dịch lắm, nó mới dời chỗ, mà nó phải bỏ ra một tiếng đồng hồ để đi lối một thước tây. Ấy, con Tám là hình ảnh trung thành của con Cù Lần, có kêu gọi nó thì phải đợi mười phút sau mới nghe nó lên tiếng, và đợi thêm mười lăm phút nữa mới thấy mặt nó, mặc dầu nhà tôi, từ trước ra tới sau bếp chỉ dài có 15 thước tây thôi.” 
-Chàng cù lần dễ thương !(Đó là biệt hiệu của một thanh niên quê mùa, chăm học, một trong 10  gương thanh niên sống đẹp thành phố- Mực Tím).
-Hai mươi mốt tuổi mà chưa biết yêu thì đúng là "anh em ruột thịt" với con cù lần. (Yêu nháp. Đoàn Thạch Biền)

An cười, nghĩ tới ông bạn thân: cái này thì Rhum đúng là con cù lần to tướng rùi!

Sau buổi trưa, An cùng với đoàn cán bộ, công chức qua phòng tranh để được ông chủ làng cù lần thuyết minh về các tác phẩm hội họa chưng bày ở đó. Bên cạnh những tác phẩm nổi tiếng, du khách khám phá một tượng đài sống khác, đó là chính ông chủ trẻ của làng. Chưa tới 50 nhưng đã làm nên cái cơ ngơi bạc tỉ này, và hơn thế, ông có ba cô con gái, mỗi cô được ông giao trông coi một cơ sở kinh doanh lớn. Năng động, am hiểu nghệ thuật tạo hình,tự rời xa thị thành lên tận nơi thâm sơn cùng cốc này cùng ăn cùng ngủ với công nhân để tạo dựng cảnh thiên thai này, rõ là một tay cù lần đáng nể : Văn Tuấn Hùng.
 culan
Chủ làng Cù Lần hiện nay (ảnh Net)


Nhìn ông chủ trẻ như thế, cơ ngơi như thế, An thấy mình nghèo làm sao, thất bại làm sao! Những cảm nghĩ  tiêu cực dâng lên trong lòng. Đó chính là cung trầm của khúc nhạc rừng xanh mà sáng nay ngân nga trong An.
Đã nhiều năm theo nghiệp tạo hình, tốn bao nhiêu sắc màu, An vẫn chưa tìm được con mắt xanh nào cho nghệ thuật của mình. Cũng do đời sống khó khăn, mâu thuẩn nẩy sinh, vợ chàng đem hai đứa con về Plêcu với vườn rẫy quê ngoại để anh một mình với màu sắc và ý tưởng sáng tạo trộn lẫn cô đơn, khắc khoải, và sa đọa. Chuyến vào rừng hôm nay, tưởng sẽ nâng tâm hồn anh lên, vậy mà…
An buột miệng:
-Đồ cù lần!
Mọi người ngoái nhìn anh, tròn mắt. Chắc không ai hiểu đó là lời tự thán.

thanhdalat

12/3/2012




Photobucket


Bài tiếp theo: Hai cảnh mộng 3 : Chùa trên núi.

9 nhận xét :

  1. Hihi. Hổng biết chủ nhà có cho Tem không ta?
    Người ta đồ cù lần mới rứa chơ. Cái mặt kẻ cù lần mần răng dám khoe ra hè ? Huhu... mắng vừa thôi chơ!
    Kiểu này không làm dâu Huế được rồi ! Nói ngọng quá mà. Làm con gái Nam Bộ thôi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. [img] http://seablogs.zenfs.com/u/I7TW2caeFQb3WYSpQJNbiumkRq1F4g--/photo/ap_20111229101122841.jpg [/img]

      Xóa
    2. Rhum phải tặng Hiền Mai con tem ni chơ hè !

      [img]http://seablogs.zenfs.com/u/wM4e4HefFRhIEIpPQGC8/photo/ap_20111212070603717.jpg[/img]

      Xóa
  2. Cho mình con tem bạc hí!

    [img]http://seablogs.zenfs.com/u/I7TW2caeFQb3WYSpQJNbiumkRq1F4g--/photo/ap_20111229101122841.jpg[/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. :b)
      http://seablogs.zenfs.com/u/I7TW2caeFQb3WYSpQJNbiumkRq1F4g--/photo/ap_20111229101122841.jpg

      Xóa
  3. Bác ni ngấm men Rhum hay răng mà tự nhiên chỉnh ngày đăng lui về quá khứ hè!(24-03-2012):)). Bảng phong thần bên nhà tui cho biết như ri nè: " Bài đăng một năm trước" =))

    Trả lờiXóa
  4. Hi, ấm ức mấy hôm giờ có Phu Đoan thắc mắc mới có dịp noái ra, là ri nì: Tui loay hoay làm cái tab header mà sinh sự: cái bài một năm trước lại hiển thị trên danh sách blog của bạn bè, không biết làm răng mà ra rứa, đành chịu chờ đăng bài mới thôi Phu Đoan à.Đời mà, được cái ni thì mất cái khác! hi hi. Uống ly cà phê mà ngẫm sự đời Phu Đoan à :O)

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Muốn chỉnh lại ngày theo thời điểm mới nhất thì có chi là khó mô hè!
    -Vào THẾT KẾ
    -Vào BÀI ĐĂNG
    + Click vào dòng chữ CHỈNH SỬA (cột trái, ngay dưới tiêu đề bài - bất kỳ bài mô mình muốn sửa)
    + Xem cột phải, click vào dòng chữ ĐƯỢC XUẤT BẢN VÀO, sau đó tùy ý ưng click vào ngày mình thích đăng (hiển thị trên lịch) và LƯU và cập nhật là xong

    Trả lờiXóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]