31 thg 3, 2013

Những biểu tượng "thần thánh" trong lễ Phục Sinh


Vì sao con thỏ, quả trứng, giăm bông là những thứ không thể thiếu trong ngày lễ Phục Sinh…

Lễ Phục Sinh là một trong những lễ hội quan trọng nhất của những tín đồ theo đạo Kitô, được tổ chức nhằm tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus hồi sinh từ cõi chết trở về sau khi bị đóng đinh xử tử trên Thánh giá. Năm nay, lễ Phục Sinh rơi vào 31/3.

Vào ngày này, người người tặng nhau những món quà hình quả trứng, con thỏ, ăn bữa ăn ngon miệng với thịt giăm bông - những biểu tượng không thể thiếu từ hàng ngàn năm nay. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của những biểu tượng này là gì?
 
1. Lễ Phục Sinh và quả trứng
 
Trứng là biểu tượng nguyên thủy cổ xưa của lễ Phục Sinh. Mỗi khi tới dịp này, nhà nhà, người người đều tặng nhau những quả trứng do chính bản thân mình trang trí, nhằm cầu chúc cho người thân và bạn bè những điều tốt nhất trong cuộc sống.

Những biểu tượng "thần thánh" trong lễ Phục Sinh 1
Câu trả lời không quá khó như nhiều người nghĩ. Từ thuở đầu nền văn minh, con người đã luôn coi trứng là biểu tượng của sự sinh sản, tái sinh. Người phương Tây tin rằng Trái đất này vốn được nở ra từ một quả trứng khổng lồ. Tại vùng núi Appalachian, những thầy lang xưa từng dùng quả trứng chín, quay trên bụng bà mẹ mang thai, từ đó dự đoán được khả năng sinh sản của đứa trẻ sau này. 

Những biểu tượng "thần thánh" trong lễ Phục Sinh 2
Vai trò biểu tượng văn hóa của trứng trong cuộc sống ngày một quan trọng. Tục lệ tặng nhau trứng cũng đã hiện diện trong nhiều nền văn minh lớn. 

Các nghiên cứu khảo cổ chứng minh được rằng, người Ai Cập và Su-me cổ có tập tục trang trí trứng làm quà tặng từ ít nhất 5.000 năm về trước. Có lẽ vì những lý do ấy mà  người ta thừa nhận trứng là một biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ Phục Sinh - ngày mừng sự tái sinh của Chúa Jesus.

Những biểu tượng "thần thánh" trong lễ Phục Sinh 3
Một trong những quả trứng phục sinh đẹp nhất thế giới do thợ kim hoàn Peter Carl Fabergé chế tạo cho Sa Hoàng Nga.
2. Lễ Phục Sinh và con thỏ
 
Giống như trứng, hình ảnh vô cùng phổ biến trong dịp lễ này chính là những chú thỏ. Và bạn cũng băn khoăn vì sao lại thế?

Những biểu tượng "thần thánh" trong lễ Phục Sinh 4
Trước tiên, với khả năng sinh sản chóng mặt của mình, trong các nền văn hóa, thỏ cũng được coi là biểu tượng của sự sinh sản, sức sống dồi dào mạnh mẽ. Nhưng quan trọng hơn, hình ảnh chú thỏ gắn liền với một truyền thuyết về Ostara (còn gọi là Eastre). Đây là nữ thần của mùa xuân, người được lấy tên đặt cho tên của lễ Phục Sinh (Easter).
Những biểu tượng "thần thánh" trong lễ Phục Sinh 5
Chuyện kể rằng, thần Ostara có lần mang mùa xuân tới Trái đất muộn. Điều này khiến muông thú và mọi vật phải chịu cảnh giá lạnh. Khi Ostara tới, thần vô tình thấy một chú chim sắp chết vì hai cánh bị đóng băng. 

Cảm thương, Ostara bèn giải cứu, biến chú chim thành một con thỏ và giữ nó bên mình làm thú cưng. Ostara cũng ban cho thỏ con khả năng đẻ trứng cùng khả năng chạy rất nhanh. Thần muốn chú thỏ sẽ thay người tặng quà trẻ em khi xuân về.

Những biểu tượng "thần thánh" trong lễ Phục Sinh 6
Nữ thần Ostara và chú thỏ cưng của mình.
Tuy nhiên, sau này, thỏ thần vô tình khiến Ostara nổi giận. Nó bị thần ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus. Một năm, thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa xuân để tặng những quả trứng đáng yêu cho người dân dưới trần thế. 

Những biểu tượng "thần thánh" trong lễ Phục Sinh 7

Cũng từ đó, hình ảnh thỏ mang trứng trở thành một nét đặc biệt trong ngày lễ Phục Sinh của phương Tây.
 
3. Lễ Phục Sinh và giăm bông
 
Bên cạnh hình tượng thỏ và trứng thì món giăm bông truyền thống chưa bao giờ vắng mặt trên các bàn ăn của các tín đồ Kitô giáo khắp thế giới vào lễ Phục Sinh. 

Những biểu tượng "thần thánh" trong lễ Phục Sinh 8

Đối với các tín đồ Công giáo, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa. Người phương Tây cổ tin rằng thời điểm Mặt trăng máu (lần trăng tròn đầu tiên của mùa thu) chính là lúc tốt nhất để thu hoạch mùa màng, ướp muối thịt lợn dự trữ. 

Những biểu tượng "thần thánh" trong lễ Phục Sinh 9
Họ cho rằng nếu làm như vậy sẽ có đủ thức ăn cho cả mùa đông lạnh giá. Khi xuân về, họ sẽ sử dụng tất cả những thức ăn tích trữ còn và tổ chức lễ Phục sinh, trong đó thịt lợn muối được dùng làm giăm bông. Có lẽ cũng vì thế mà giăm bông trở thành món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục sinh về.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Wikipedia, RD, Easter.Spike-Jamie...
(Rhum sưu tầm)

26 thg 3, 2013

Lễ Lá – “Nếu họ làm thinh thì những viên đá sẽ la lên”.


Lễ Lá – “Tung hô và ném đá".

Sáng Chúa Nhật tuần này cô bạn đi lễ về tay cầm một nhánh lá, thì ra hôm nay là Lễ Lá của người Thiên Chúa giáo. Lễ Lá có nguồn gốc từ một câu chuyện của 2000 năm trước, chuyện được ghi lại  như sau :



“Dọc đàng, người ta trải áo trên lối đi. Khi Người đến gần triền núi Cây Dầu, tất cả đoàn môn đệ hân hoan lớn tiếng ca ngợi Chúa về mọi phép lạ họ đã thấy mà rằng: "Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! Bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời". Một vài người biệt phái trong đám đông nói cùng Người rằng: "Thưa Thầy, xin hãy mắng các môn đệ Ngài đi". Chúa Giêsu nói: "Tôi bảo cho các ông biết: nếu họ làm thinh, thì những viên đá sẽ la lên" (Lc 19, 28-40).

Quả vậy, những viên đá đã la lên:
Khi ấy, Đức Giêsu bị điệu ra trước mặt tổng trấn; tổng trấn hỏi Người: “Ông là vua dân Do Thái sao?” Đức Giêsu trả lời: “Chính ngài nói đó”. Nhưng khi các thượng tế và kỳ mục tố cáo Người, thì Người không trả lời một tiếng. Bấy giò ông Philatô hỏi Người: “Ông không nghe bao nhiêu điều họ làm chứng chống lại ông đó sao?” Nhưng Đức Giêsu không trả lời ông về một điều nào, khiến tổng trấn rất đỗi ngạc nhiên.
   Vào mỗi dịp lễ lớn, tổng trấn có lệ phóng thích cho đám đông một người tù, tùy ý họ muốn. Mà khi ấy có một người tù khét tiếng, tên là Baraba. Vậy khi đám đông đã tụ họp lại, thì tổng trấn PhilaTô nói với họ: “Các ngươi muốn ta phóng thích ai cho các ngươi đây? Baraba hay Giêsu, cũng gọi là Kitô?” Bởi ông thừa biết chỉ vì ghen tị mà họ nộp Người.
   Lúc tổng trấn đang ngồi xử án, thì bà vợ sai người đến nói với ông: “Ông đừng nhúng tay vảo vụ xử Người công chính này, vì hôm nay, trong chiêm bao, tôi đã khổ nhiều vì ông ấy”.
   Những thượng tế và kỳ mục lại xúi đám đông đòi tha Baraba và giết Đức Giêsu. Tổng trấn hỏi họ: “Trong hai người này, các ngươi muốn ta tha ai cho các ngươi?” Họ thưa: “Baraba!” Tổng trấn Philatô nói tiếp: “Thế còn ông Giêsu cũng gọi là Kitô, ta sẽ làm gì đây?” Mọi người đồng thanh: “Đóng đinh nó vào thập giá!” Tổng trấn lại nói: “Thế ông ấy đã làm điều gì gian ác?” Họ càng la to: “Đóng đinh nó vào thập giá!” Tổng trấn Philatô thấy đã chẳng được ích gì mà còn them náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: “Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các ngươi liệu lấy!” Toàn dân đáp lại: “Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!” Bấy giờ, tổng trấn phóng thích tên Baraba cho họ, còn Đức Giêsu, thì sau khi truyền đánh đòn, ông trao cho họ đóng đinh vào thập giá.
   Bấy giờ lính của tổng trấn đem Đức Giêsu vào trong dinh và tập trung cả cơ đội quanh Người. Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ. Rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt trên đầu Người, và trao vào tay Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người và nhạo rằng: “Vạn tuế Đức Vua dân Do Thái!” Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cậy sậy mà đập vào đầu Người. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra và cho Người mặc lại áo của mình, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá.
   Đang đi ra, thì chúng gặp một người Kyrênê, tên là Simon; chúng bắt ông vác thập giá của Người. Khi đến nơi gọi là Golgôtha, nghĩa là Đồi Sọ, chúng cho Người uống rượu pha mật đắng, nhưng Người chỉ nếm một chút mà không chịu uống. Đóng đinh Người vào thập giá xong, chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau. Rồi chúng ngồi đó mà canh giữ Người.
   Phía trên đầu Người, chúng đặt bản án xử tội Người viết rằng: “Người này là Giêsu, vua người Do Thái”. Bấy giờ, có hai tên cướp cùng bị đóng đinh với Người, một tên bên phải, một tên bên trái.
   Kẻ qua người lai đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: “Mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào!” Các thượng tế, kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: “Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vuaIsrael! Bây giờ hắn cứ xuống khỏi thập giá đi, thì chúng ta tin hắn liền! Hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: “Ta là Con Thiên Chúa!” Cả những tên cướp cùng bị đóng đinh với Người cũng sỉ vả Người như thế.
   Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi đến giờ thứ chin. Vào giờ thứ chin, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “EEli, EEli, Leemaxabacthani”, nghĩa là “Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói: “Hắn gọi ông EEli!” Lập tức, một người trong bọn chạy đi lấy miếng bọt biển, thấm đầy giấm, buộc vào đầu cây sậy và đưa lên cho Người uống. Còn những người khác lại bảo: “Khoan đã, để xem ông EEli có đến cứu hắn không!” Đức Giêsu lại kêu một tiếng lớn, rồi chút linh hồn.
   Và kìa, bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ. mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được chỗi dậy. Sau khi Chúa chỗi dậy, các ngài ra khỏi mồ, vào thành thánh, và hiện ra với nhiều người. Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giêsu đều rất đỗi sợ hãi và nói: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa”.

Suy niệm:

(…)

 1-          Hêrôđê, người đã tống ngục và chém đầu ông Gioan Tẩy Giả, người mà chính Đức Giêsu gọi là “con cáo già”. Ông ta rất muốn gặp Đức Giêsu để thỏa mãn những thắc mắc và cũng là để mục kích một con người được người Do Thái đồn thổi qua cung cách giảng dạy và những phép lạ… Vâng! Ông đã được gặp Đức Giêsu, Người mà đôi tay và chân bị khóa bằng xiềng xích. Ông cứ nghĩ rằng với cương vị là một vị vua ông có thể ra lệnh cho Đức Giêsu thực hiện một vài phép lạ. Nhưng! Ông đã lầm, điều ông nhận được là sự im lặng của Đức Giêsu. Để trả thù, ông đã cùng với thuộc hạ chế giễu và sau đó ông trao Đức Giêsu về cho tổng trấn Philatô như món quà để hàn gắn những rạn nứt giữa ông và Philatô.

-          Tồng trấn Philatô, một người ngoại bang, tên của ông ta chỉ được nhắc tới hai lần trong Tin Mừng. Lần thứ nhất trong trình thuật của thánh sử Luca khi ngài trình thuật sứ vụ rao giảng của ông Gioan Tẩy Giả (x. Lc.3,1). Lần hai trong cuộc thương khó của Đức Giêsu, qua tra khảo và xét xử theo thẩm quyền, Philatô nhận ra Đức Giêsu là người vô tội. Nhưng tiếc thay! Philatô đã không vượt qua được rào cản dư luận, vượt qua sự vinh hoa phú quý đem lại cho ông nơi chiếc ghế tổng trấn và thế là ông phó mặc, ông đồng thuận với cái ác kết án và giết người vô tội. Quả thật, Hêrôđê và Philatô là hai con người “cầm cân nảy mực” cho công lý và sự thật. Thế nhưng một người vì nhu nhược, một người xảo trá đã để cho cái ác và giả dối lên ngôi qua việc kết án và giết người vô tội là Đức Giêsu.

Hình ảnh, cách hành xử của Hêrôđê và Philatô không thiếu giữa xã hội hôm nay, đôi khi chính ta là Hêrôđê, là Philatô qua cách sống dối trá, nhu nhược để rồi ta giả điếc, giả ngơ khi sự ác lên ngôi nơi ta và ngoài xã hội…

 Đức Giêsu bị trao nộp vào tay của những người lãnh đạo đời cũng như đạo, vì những lời hứa ban tặng bổng lộc…Những người lính dường như đã quên hết tất cả những gì tốt đẹp nơi Đức Giêsu. Họ mạnh tay tra tấn, đánh đập, coi Đức Giêsu như một chú hề để họ tiêu khiển. Nhìn vào đời sống thực, chắc có lẽ không ít lần ta như những người lính năm xưa, vì nghề nghiệp, vì bổng lộc, chức danh mà đôi khi ta quên mất hình ảnh và dung mạo của Đức Giê su trong đời sống ta.


2- Chắc chắn bến đỗ của chúng ta không phải nơi trần thế nầy, bởi con người dễ thay lòng đổi dạ, chẳng có gì là bền vững:những con người vừa cất tiếng hoan hô, chỉ vài giờ sau đó họ la hò đòi đóng đinh Chúa; con người thề quyết sống chết với Thầy, cũng chỉ vài giờ sau đó đã chối thầy; và có lẽ các Môn đệ khi thấy Thầy vào Thành Thánh Giêrusalem vinh quang cũng bừng lên niềm hy vọng: rồi đây họ sẽ cũng được chức nầy tước nọ, nhưng chỉ vài giờ sau đó họ bỏ trốn với tâm trạng thất vọng chán chường; Chúa Giêsu nói: "Tôi bảo cho các ông biết: nếu họ làm thinh, thì những viên đá sẽ la lên" (Lc 19, 28-40).

Chúa Nhật Lễ Lá mời gọi chúng ta suy niệm về cuộc sống để định hướng cho cuộc đời của mình.


thanhdalat (sưu tầm)

18 thg 3, 2013

Người nữ ngoại tình (Suy niệm Thánh kinh)



Câu chuyện hôm nay
Một phụ nữ 20 tuổi bỏ chồng ở Somalia đã bị đám đông khoảng 200 người ném đá tới chết, vì phạm tội ngoại tình. Môt người phân xử trong nhóm chiến binh Al-Shabab cho biết, người phụ nữ đã có quan hệ với một người đàn ông 29 tuổi chưa có vợ, cô ta có thai và sinh non. Đứa bé đã chết sau khi sinh. Người phụ nữ này bị chôn sống nửa người và dân chúng ném đá cho đến chết. Người bạn trai của cô thì bị phạt 100 roi theo luật của Hồi giáo ở niềm nam Somalia. Cái chết đau đớn của cô gái hai mươi tuổi là vì cô đã phạm tội ngoại tình, hay đúng hơn là cô ta đã phạm luật. Vì luật mà người ta ném chết một người không mang hận thù, không oán hận thì thật là nhẫn tâm.






Câu truyện của hai ngàn năm trước
"Ai người vô tội hãy ném đá nàng đi"
1 [Còn Ðức Yêsu, thì Ngài đi ra Núi Cây Dầu. 2 Vừa rạng đông, Ngài đã vào lại Ðền thờ, và toàn dân đến với Ngài. Và ngồi xuống Ngài giảng dạy cho họ. 3 Ký lục và Biệt phái dẫn đến một phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang, và bắt đứng giữa đám. 4 Họ nói với Ngài: "Thưa Thầy, phụ nữ ngoại tình này bị bắt tại trận. 5 Trong Lề luật, Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà như thế. Vậy Thầy dạy sao?" 6 Họ nói thế với chủ ý cho Ngài mắc bẫy, để làm sao có cớ mà cáo tội Ngài. Còn Ðức Yêsu, thì Ngài cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. 7 Bởi họ cố riết hỏi Ngài, thì Ngài ngẫng lên và bảo họ: "Trong các ông, ai vô tội thì hãy ném đá trước hết người này đi!" 8 Rồi Ngài lại cúi xuống viết trên đất. 9 Họ nghe thế rồi, thì kẻ trước người sau họ rút lui hết, các kẻ cao niên dẫn đầu, mà để lại một mình Ngài, và phụ nữ kia đứng ở giữa. 10 Ngẩng lên, Ðức Yêsu nói với người ấy: "Bà kia, họ đâu rồi? Không ai xử tội ngươi sao?" 11 Người ấy đáp: "Thưa Ngài, không ai cả!" Ðức Yêsu lại nói: "Ta cũng không xử tội ngươi đâu! Ði đi! Và từ nay đừng phạm tội nữa!"]

Đoạn văn này thường được dùng trong các phóng tác phim về các Tin Mừng. Nhiều danh họa đã minh họa cho câu chuyện này, trong số đó có Giovanni Francesco Barbieri (Guercino), Pieter Bruegel il Vecchio, Antoine Caron, Lucas Cranach the Elder, Nicolas Poussin, Jacopo Tintoretto,...
Đây cũng là nội dung của bài hát Chuyện người đàn bà 2000 năm trước của Song Ngọc :


Chuyện người đàn bà 2000 năm trước 
Áo rách tả tơi, xác thân mệt nhoài. 
Chuyện người đàn bà nơi thành phố đó 
Dấu tích hành thân. 
Vì đâu ? Vì đâu ? Vì đâu, 
Nên tội tình mang nhục hình. 
Vì yêu, tội yêu, tội tình yêu.
Đoàn người cổ thành vây chặt khu phố 
Thế giới hiền lương ánh mắt cuồng căm. 
Nhìn người đàn bà đang chịu tội chết 
Đống đá ngổn ngang. 
Chờ ai ? 
Chờ tay người ném chết một người không hận thù. 
Người ơi vì sao đoạ đầy nhau
Ai, ai người vô tội. Ai, ai người không tội 
Hãy mạnh tay ném đá ném đá ném trước đi còn đợi gì? 
Ai, người vẹn toàn, Ai người trong sạch 
Còn chờ chi? 
Ném chết ném chết 
Ném chết tội đồ nhân gian.
Chuyện người đàn bà 2000 năm trước 
Sách cổ đã ghi, đống đá còn nguyên. 
Vì người vô tội hay đời giả dối, 
Thế giới giả nhân chào thua 
Người ơi, tình ơi . 
Ai tội đồ, ai tỉnh ngộ 
Người ơi, đời ơi, cũng vậy thôi ....
Chuyện người đàn bà 2000 năm trước 
Sách cổ đã ghi, đống đá còn nguyên.


Khi người ta đòi ném đá tha nhân, người ta tự cho mình là kẻ sạch tội và có quyền lên án kẻ có tội. Nhưng khi người ta khám phá ra mình cũng là tội nhân, người ta không dám lên án nữa vì như thế cũng là tự lên án chính mình. Sự khám phá có được là do cái nhìn về phía bên trong chính mình. 

Với các người kết án, Chúa mời họ nhìn vào phía bên trong. Với người bị kết án, Chúa mở ngõ về phía tương lai.
(thanhdalat sưu tầm)




6 thg 3, 2013

Hoan hô ngày tám tháng ba!



Hoan hô ngày tám tháng ba,
Chị em ta uống nước trà với đương.
nhớ bà chằng lửa thân thương
Rhum mua một ký đường pha nước trà!

Ai là bà chằng lửa xin giơ tay!
(Cho Rhum tui biết để mà co giò chạy...theo!)