Xưa
là Huế mộng, Huế mơ…
Huế đã tự nhiên đi vào thơ, nhạc từ lúc nào không hay. Không cần phải
phát động phong trào viết về Huế, tự phong cảnh cố đô gợi cảm hứng cho khách
thơ . Khách thơ viết về Huế như một cách tỏ tình với Huế.
Nhạc sĩ Văn Cao đã bày tỏ : Huế là một nguồn sáng tạo của tôi trong những
năm 40. Thơ và nhạc là điều tôi tìm từ nguồn ấy. Có lẽ lịch sử và cảnh vật của
Cố Đô có những điều gây cảm xúc cho sáng tạo”. Việt Trang thì coi Huế là
người bạn thơ, người bạn tri âm, ông trực tiếp tâm tình với Huế:
Tiếng thơ người gởi cho tôi
Tiếng thơ tôi gởi cho người
thiết tha.
(Bài thơ gởi Huế)
Con sông Hương, cầu Tràng Tiền, thôn Vĩ Giạ, Thành Nội, Kim Long,…những
địa danh của Huế đã đẫm chất thơ tự bao giờ.
Nhưng có người quả quyết:
“Vẻ đẹp Huế có nơi nào
có được.
Nét dịu dàng pha lẫn trầm
tư.”
khiến người Huế nghe mà ốt dột. "noái chi trạng rứa!" Rất may, nhà thơ đó không phải là người
Huế và không nói đúng giọng Huế. (Thơ của Đỗ Thanh Bình, lúc đó, là Trưởng phòng Văn
nghệ Đài Phát thanh TP Quy Nhơn (Bình Định). Người phổ nhạc là
Trương Thị Tuyết Mai, quê ở tỉnh Phú Yên).Nói giọng Huế phải như ri nì: “Vẻ đẹp
Huệ có chỗ mô mà có được… Néc diệu dàng pha lững trầm tư.”
Huế,
hè 2013 trong mắt Rhum.
Lọc cọc…Ai canh khô…ng…rẻng rẻng…
Bắt đầu từ tiếng lọc cọc, rổn rảng như tiếng nhạc đệm cho tiếng rao
quen: Ai…canh khô…ông….Thay cho đòn gánh tre đè nặng trên đôi vai o Lài là chiếc
xe bốn bánh, đó là chiếc xe đẩy cải tiến . Phải chăng đây là kết quả của chuyến
Mỹ du của o năm ngoái? Tự dưng lòng bâng khuâng vì sự hiện đại hóa gánh hàng
rong của o Lài. Cũng đỡ nhọc nhằn cho o, nhưng …
Bánh khoái Thượng Tứ. Một cái tên quen thuộc trong ẩm thực Huế như cơm Hến
Trương Định, bún bò mụ Rớt, nậm lọc Gia Hội; nói theo cách nói hôm nay: Bánh
khoái Thượng Tứ là một “thương hiệu” có giá trị. Ngày xưa thơ bé, đã được thưởng
thức một lần, nhớ hoài cái bánh bột chiên dày, đầy thịt, trứng, tôm, mực…Ăn một
lần cứ ao ước mãi. Chiều hôm nay cùng một cô bạn Huế đi tìm lại hương vị cũ với
bao nhiêu háo hức.
Tụi tui đến khúc đường ngoài cổng thành Thượng Tứ, nơi mà bánh khoái Huế
thành danh. Có hai cái quán kề nhau : Lạc Thiện, Lạc Thạnh. Chúng tôi vào Lạc
Thiện (có lẽ vì chữ Thiện nghe dễ thương hơn chữ Thạnh?). Khách chờ khá đông.
Nhưng do lòng kiên nhẫn của tâm hồn ăn uống hoài cổ, chúng tôi cũng có được cái
mình mong đợi: hai cái bánh khoái chất đầy cái dĩa trên bàn. Tôi và bạn im lặng
thưởng thức cái món ăn đã là thương hiệu. Lật qua lật lại, ngắm nghía, nhai, nuốt,…Té
ra cũng chẳng khác cái bánh xèo tôi vẫn thường ăn ở những góc đường vô danh ở
Dalat, nghĩa là một món quà chiều bình dân, giản dị: bột chiên, con tôm, lát thịt
ba chỉ. Cô bạn nói: bánh khoái dòn hơn bánh xèo! Chỉ vậy thôi sao? Vậy mà nhờ
cái thương hiệu, bánh khoái đã lên ngôi một cách bất xứng. Chúng tôi đã trả cho
cái thương hiệu đó khá đắt : 25.000đ/cái (trong khi một cái bánh xèo chất lượng
tương đương : 5,000đ/cái).
Buổi sáng cùng bạn đi cà phê, qua cầu Tràng Tiền, chiếc cầu xưa hẹp, những cô gái Huế mặc quần short, đội nón bảo hiểm, cỡi xe tay ga phóng vèo qua mặt, chen lách tài tình như làm xiếc. Còn đâu những mái tóc dài, vành nón lá, tà áo dài tha thướt bên mấy nhịp cầu? Câu hát xưa
A, mà chính cây cầu xưa cũng đã đổi khác sau một lần sửa chữa: thành cầu hai bên làm lại thẳng ro, cắt phăng các ban công ở hành lang hai bên tại vị trí các trụ cầu (nhịp cầu). Thế là khách qua cầu không còn chỗ để dừng chân ngắm sông Hương và cảnh vật hai bên bờ. (*)
Tụi tui ngồi ở quán cà phê ở góc
đường Nguyễn Huệ (sau lưng trường Luật ngày xưa). Bên kia đường là tòa nhà khá
lớn dùng làm thư viện tư nhân của gia đình ông Nguyễn Hữu Châu Phan, một nhân
sĩ Huế, là chủ biên tập san Nghiên Cứu Huế.
Cầu Tràng tiền sáu vài mười hai nhịp,
Em qua không kịp tội lắm người ơi.
đã xưa rồi, vì chỉ vài phút thôi là chiếc xe tay ga đã đưa o tóc ngắn qua hết 12 nhip 6 vài.A, mà chính cây cầu xưa cũng đã đổi khác sau một lần sửa chữa: thành cầu hai bên làm lại thẳng ro, cắt phăng các ban công ở hành lang hai bên tại vị trí các trụ cầu (nhịp cầu). Thế là khách qua cầu không còn chỗ để dừng chân ngắm sông Hương và cảnh vật hai bên bờ. (*)
Đây là thư viện gia đình nhưng có
nhiều cuốn sách cổ. quý hiếm mà ngay cả thư viện tỉnh, thư viện đại học Huế
cũng không có, là kết quả một đời đọc sách của kỹ sư Nguyễn Hữu Đính, thân phụ
ông Nguyễn Hữu Châu Phan. Thư viện mở cửa cho sinh viên, học sinh hay bất cứ ai
có nhu cầu đến đọc, hay mượn một cách dễ dàng, phục vụ miễn phí vào các ngày chẵn
trong tuần. Năm 2008, tủ sách
của gia đình Nguyễn Hữu đã giật giải “quán quân” tại cuộc thi “Tủ sách gia đình
lần thứ 2” do NXB Văn nghệ tổ chức. Đang bình luận về cái thư viện tư
nhân hiếm có này thì bên đường, một phụ nữ khoảng 40 tuổi, miệng rớm máu, tay
lăm lăm hòn đá to dứ dứ vào mặt kính trước của chiếc xe hơi bóng loáng đậu trước
quán, một gã đàn ông trung niên, có lẽ là ông chồng, ăn mặc lịch sự sấn sổ chạy
đến, khách hàng ngồi gần đó đứng dậy can ngăn. Hình ảnh không chút thơ mộng này
che khuất cái thư viện chúng tôi đang nói đến. Thấy tôi ngỡ ngàng trước cảnh tượng
đó, người bạn dường như hiểu ý,, nói:
-Chuyện đời mà, ở đâu cũng có, riêng chi Huế.
Phải rồi, dẫu có bị một lớp bụi thời đại phủ lên,
Huế vẫn còn đó. Điều này mấy hôm sau tôi đã có dịp nhận ra.thanhdalat
12/8/2013
-------------
(*)Sau khi kết thúc chiến tranh (1975); mãi tới năm 1991 cầu Trường Tiền mới được khôi phục, trùng tu lần nữa. Ở lần trùng tu này do Công ty Cầu 1 Thăng Long đảm nhiệm, kéo dài trong 5 năm (1991-1995), có nhiều thay đổi quan trọng, đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên tại vị trí các trụ cầu, lòng cầu (cả đường chính và phụ) bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can, màu sơn ghi xám thay cho màu nguyên bản từ xưa của cầu là màu nhũ bạc,...[9].
Từ Festival Huế năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt một hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại...
Anh yêu Huế không? Sao giọng văn có chút gì chua chát thế? Em chỉ được đến Huế có mỗi một lần vào năm 2007, nhưng ấn tượng đẹp về Huế cứ mãi trong lòng em. Người Huế nói năng nhỏ nhẹ và rất nhiệt tình khi người lạ hỏi đường. Buổi tối, em cùng Ku Lu đi chợ đêm dọc sông Hương gần cầu Tràng Tiền, hàng hóa bán rẻ và khá đa đạng. Sáng ra dạo dưới chân cầu, rửa tay nước sông mát lạnh, hoa phượng nở đỏ bên thành cầu...Sao mà dễ thương đến thế. Lẽ ra phải được đến Huế lần nữa mới thỏa ước nguyện đó.
Trả lờiXóaYêu Huế quá nên mới "nhiều chuyện" với Huế rứa chơ!w-)
XóaĐGD sang thăm, đọc bài viết, gửi tặng Rhum ca khúc " Huế xưa" do ca sĩ Phi Anh trình bày. Không biết Ông Blogspot có cho hiện ra hay không?
Trả lờiXóa[youtube]http://youtu.be/LrSZ16qgGeg[/youtube]
R rất thích bài hát này. Cảm ơn Mai.
XóaRhum thích là tốt rồi. Ngày trước, bên Yahoo blog, bạn cũng từng tải Video clip này. Hiền Mai nghĩ Rhum chọn ca sị Phi Anh vì cách thể hiện còn nét duyên dáng rất riêng của cô gái Huế. Hôm nay, Rhum thăm quê trở về, bài viết của bạn làm cho Hiền Mai chạnh lòng. Lòng người có thể bất biến nhưng vạn vật thì thay đổi từng ngày Rhum à! Đành phải chấp nhận cho dù mình có trở thành kẻ xa lạ, ngơ ngác khi về thăm lại cố hương...
XóaCảm ơn Ông Blogspot đã tải món quà này đến cho một người bạn của Hiền Mai.
Tiệm bánh khoái Gia Thiện đã có từ hồi mình học tiểu học ở trường Thượng Tứ! Mấy năm trước về Huế mình vào Gia Thiện tìm lại cảm giác ngày xưa nhưng thất vọng vì rau sống dọn cho khách rửa chưa sạch, còn lẫn bèo cám (như bèo hoa dâu?) và lá mục!!!
Trả lờiXóaCầu Tràng Tiền bây giờ cũng xấu hơn! Nên trách mấy tay sửa chữa cầu.
Bánh khoái Gia Thiện nằm chỗ mô rứa aNH ui?
XóaRứa thì bánh khoái Gia Thiện tệ quá huynh à. Cảm ơn huynh cho biết để ...tránh.
XóaSorry, Lạc Thiện chứ! Chừ tra nậy rồi đừng trách.
Xóa"Vậy mà nhờ cái thương hiệu, bánh khoái đã lên ngôi một cách bất xứng".
Trả lờiXóaVị trí và thương hiệu làm nên giá cả mà a.
cs nhớ có lần vô 1 quán nước ở sg, 1 quả dừa tươi họ tính 20k, ngồi ở quán nhìn ra hai bên đường có mấy xe dừa trắng bóc 1 trái chỉ 7k.
Vậy đó a, đất nào có giá đó, rồi ai cũng bán được và cũng sống đc hết. Chỉ có khách là chọn quán nào để vô mà thôi.
Mừng cho ly Rhum đã bắt đầu dậy men trở lại. :D
đất nào giá đó! Ok! cuộc sống phức tạp quá!
XóaHG đọc rồi và chờ phần tiếp theo ... phần kết .;)
Trả lờiXóaHuỳnh Gia chưa bình nên Rhum không biết nên viết tiếp như thế nào!:-?
XóaEm cũng có một thời gian ở Huế nên những món ăn và phong cảnh của Huế em cũng đã có thưởng thức qua, món ăn ngon rẻ, phong cảnh thật trữu tình rất lãng mãn và đầy mộng mơ rất đẹp..!
Trả lờiXóaBởi những tình cảm đẹp của khách thăm Huế dành cho Huế nên anh thật buồn khi thấy những mặt tiêu cực của Huế em à.
XóaViết về Huế như ri thì thật buồn, nhưng X vẫn rất thích về Huế vì phong cảnh ở Huế đẹp và nên thơ.
Trả lờiXóaCòn tập 2 nữa X à.
XóaQua nhà X tìm đọc "
Hồ Xuân
"Mùa Thu không trở lại"
mà vui vì Xuân đã trở lại sau chuyến "Rong chơi" dài. Mùa Thu không trở lại" thì mặc mùa Thu, chỉ cần Xuân trở về nhà là vui rồi:bh:-r
Tưởng rằng Rhum sẽ "dậy men" sau chuyến "tư du" dài ngày chớ! Ừ, Huế của mình vẫn còn đó nhưng đã mất, mất hết nhưng vẫn còn Huế đó, biết nói răng chừ!! Về ĐL không có bạn, ra Huế cũng lỡ hẹn, đành vậy! :O)
Trả lờiXóaRhum cũng chưa biết noái răng cho phải đây thầy Sen à. Đang ngồi cắn bút:-?
XóaHè năm nào anh cũng được về Huế chơi sướng hỉ!
Trả lờiXóaThì về thăm nhà đó Cỏ May à. Nghĩ cũng sướng, du lịch nghĩ dưỡng có lý do. Ngày mới tốt lành Cỏ May nhé.:)
Xóa
Trả lờiXóaĐi Huế về có ngay bài viết "thực tế sáng tác" liền hè! (cười)
Có ngay mô ! Phải thai nghén ít lâu đó chứ. (nhăn nhó như đàn bà đẻ). Bí đề tài nên viết đại chuyện thực tế Đoan à. Rứa đã hí.:O)
XóaEm chờ bài tiếp theo về Huế của anh nè!
Trả lờiXóaEm chờ nhé, anh đang thai nghén! :8)
XóaCuối tuần qua thăm.
Trả lờiXóaChưa thấy chi mói.
Đi về. :D
Nàng về?
XóaTa chẳng cho về.
Ta níu vạt áo
Ta đề câu thơ...:-j
Đã bắt đầu tuần 1 tiết 1 chưa? :)
Trả lờiXóanghi he coi quan man tho
Trả lờiXóanhac chi tuan mot tuan hai o truong?:))
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaai noái chi mô mà phải xóa nhận xét hí! cuoc song quả là phức tạp !:-o
XóaTại bỏ trật chỗ thành ra lấy bỏ lại trên tê chơ có chi khác mô mờ.
XóaPhức tạp mới goại là cuộc sống :D
Thời gian làm thay đổi tất cả phải không Rhum?
Trả lờiXóaR cũng nghĩ như triết gia Nilan Nguyễn, nhưng vẫn tin rằng Huế còn đó, vì như một nhà thơ đã viết về sông Hương:
Xóa"Con sông dùng dằng con sông không chảy,
sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu"...
Anh có thai 9 tháng rồi mà chưa sinh ra Huế tiếp theo sao? Hôm nay em vui vì Ba em đỡ bệnh rồi. Em không còn ở bệnh viện nữa. Em về vì mai em dạy cả ngày. Nhưng em lo lắm, vì Ba em tai biến lần này đã là lần thứ hai. Lần trước là tháng Tư năm ngoái. Sau đó, một người thím ở Hà Nội đã gửi về cho Ba em 3 viên thuốc gì đó của Trung Quốc để ngăn ngừa tai biến, nói là uống ba viên này sẽ ngừa được mấy năm. Nhưng mới một năm, Ba đã bị lại. Thật sự là em không muốn Ba em rời xa em mãi mãi đâu.
Trả lờiXóa9 tháng 10 ngày mới sinh thằng cu em à, huống chi...
XóaEm chăm sóc Ba cho kỹ nhé!
BD ít đến Huế nhưng với BD Huế vẫn tràn đầy tình yêu trong mắt người tỉnh lẻ, vẫn thanh tịnh, mơ mộng, những con đò lướt trên sông hương thật đẹp, nước sông sóng sánh như thạch vậy
Trả lờiXóaChúc anh mùa Vu lan tịnh tâm, an lạc mọi nẻo đường nhé !
[img] http://www.orkut11.com/orkut-scraps/good-evening-orkut-scraps/orkut-scraps-6.gif [/img]
Anh vẫn thấy Huế như BD nói, bài tiếp theo BD sẽ thấy một Huế khác. Ngủ ngon BD nhé! I-)
XóaĐọc bài viết ni càng thêm yêu Huế anh Rhum ạ ! Em thấy Huế mãi mãi vẫn còn nét thơ mộng anh à .
Trả lờiXóaChúc anh ngày mới vui và hạnh phúc nhé ! :-r
Huế vẫn còn đó Mai Ngân Áo Tím à!:bh
XóaAnh đang làn gì vậy? Năm nay anh dạy mấy lớp, là lớp khối nào? Anh có phải dạy nhiều lắm không?
Trả lờiXóara nà vữn ở đây à? hưc hưc
Trả lờiXóaỞ đây cũng tôt Lipem à. Chỗ Yahoo nớ nó hay giấu bài quá, đăng bài rồi sửa một chữ hắn cũng không cho, bực lắm Lipem à. Lâu ngày em đến chơi ngồi lại xí nữa!:O)
XóaNhư thị chưa được đến xứ Huế mộng mơ của anh, đang hy dzọng có ai ban phát cho mình một chuyến "công du" đây!
Trả lờiXóaNên im lặng dựa cột nghe anh kế về Huế thoai!!!
Hihi...
Ai mad dám ban phát một chuyến "công dzu"! Đây "rủ rê" đó tư du một chuyến nhé!w-)
Xóa"Thế là khách qua cầu không còn chỗ để dừng chân ngắm sông Hương và cảnh vật hai bên bờ. (*)"
Trả lờiXóaChừ dọc cầu ưa dừng chỗ mô ngắm sông và cảnh hai bên bờ cũng đc hết mờ, chỉ có câu thơ luôn gắn liền với cầu là làm cho nhiều người tiếc ngẩn tiếc ngơ mờ thôi.
Cuối tuần qua thăm a. :D
cái o ni vui chưa tề! Ý tui là dừng chân ngắm cảnh một cách thoải mái đó, tức là đứng ở ban công ở hành lang hai bên cầu o nợ. cuoc song không đơn giản chút nào!:-*
XóaA tìm thêm hình chụp cầu khi chưa sửa đi :)
XóaAnh đang dồn sức đẻ Một thoáng Huế 2 cuoc song ui, đỡ anh với!:D
XóaKo phải người Huế
Trả lờiXóaNhưng lòng yêu Huế
Đọc bài viết Huế
Lại càng nhớ Huế
Huế (1),(2) đều hay ạ
:-r :O) :bh
XóaVH ghé thăm anh Rhum đây ! Chúc anh buổi tối an lành,ấm áp và đêm về ngủ thật ngon giấc !
Trả lờiXóa