Mệ Kéo
Đang nói về
Huế mà nhắc đến bún thì ai cũng nghĩ ngay đến “bún bò Huế”, một cụm từ cố định gần
như một thành ngữ về ẩm thực Huế, thậm chí người giàu óc tưởng tượng còn cảm
thấy vị đậm đà của món ăn này đang làm nước miếng ứa ra đầu lưỡi. Nhưng xin lỗi
các bạn, bài viết này lại nói tới món ăn sáng khác đang phổ biến ở Huế.
Không biết có “phái sinh” từ bún bò Huế không
nhưng thực tế thì ngoài sợi bún và hương vị đậm đà của bún bò Huế ra thì nó
khác nhiều: thay cho mấy lát thịt bò, cái giò khoanh thường đóng vai chính thì
ở đây là một cục chả bự nhìn “đã con mắt” nằm choán gần hết đoại. Tên gọi là
“Bún chả cua”. Món ăn này mới xuất hiện chưa đến chục năm nhưng nó đã có mặt
trên nhiều con phố ở Huế. Suốt hai bên đường Mai Thúc Loan sầm uất (con đường
chạy từ Ngã Tư Anh Danh đến cửa Đông Ba) và con đường Bạch Đằng rất nhiều gánh
bún chả đầy khách ngồi quanh, còn trong những ngõ xóm thì có những gánh bún chả
gánh rong chăm sóc tận nơi. Cũng như nhiều món ăn sáng khác, những gánh bún chả
cũng xuất phát từ An Cựu (nghe nói mỗi sáng có đến 250 gánh hàng ăn đủ loại từ
An Cựu tủa ra khắp thành phố Huế). Không dám nói đây là món ăn đã chiếm ngôi
chúa của bún bò Huế ở Huế nhưng thực tế nó đã và đang được khách ăn Huế và du
khách ưa chuộng. Ở đường Bạch Đằng, cách cầu Gia Hội chừng 300 m có một gánh
bún chả như thế, không chỉ được khách ăn trong thành phố tìm đến mà còn được du
khách biết tiếng nhờ các bài báo và phóng sự của các đài truyền hình chuyên mục
ẩm thực nhắc đến. Đó là “bún chờ mệ Kéo”.
Mệ Kéo (ảnh:thanhdalat2012)
Kéo là tên
của bà bán bún, nhưng CHỜ là tên gọi tâm trạng khách ăn trong thời gian từ khi
vào quán đến lúc được thưởng thức món ăn của mệ Kéo. Thường thì khoảng 6g30
thực khách đã đến quán ngồi chờ sẵn, vừa chuyện trò làm quen với nhau vừa chong
mắt nhìn về phía cầu Gia Hội chờ chiếc xích lô chở gánh hàng của mệ (*) đi qua.
Những người đến muộn thì phải chờ lâu hơn mới đến lượt – thật không khác chi
cảnh ngồi ở phòng khám chữa răng!
Nói là quán
chứ thực ra vốn là gánh. Cách nay bốn năm, mệ Kéo đặt gánh lên vỉa hè của ngôi
nhà cổ ( xưa là nhà của một thượng thư triều Nguyễn) để bán hàng ăn. Thế rồi
không biết cơ duyên nào, ông chủ nhà lại cùng mệ hợp tác làm ăn. Mệ đem gánh
vào nhà (đặt gánh ở gian trước là gian dùng làm phòng khách), gia đình chủ nhà
phụ giúp mệ dọn hàng, phục vụ thực khách, riêng ông chủ căn nhà cổ một đời bôn
ba buôn bán thăng trầm nhiều nỗi, khi cầm trong tay bạc tỉ khi trở về làm đầu
nậu buôn cá ở cảng cá Thuận An, đọc và am hiểu triết học Phương Đông nhận việc
rửa chén đoại. Ngoài việc mệ chia lãi hàng ngày cho vợ chồng chủ nhà theo thỏa
thuận Mệ còn chịu truyền nghề cho bà chủ.
Điểm chung
của cả hai đối tác là “không thiết”. Ông chủ chỉ muốn có việc cho vui những
ngày “gác kiếm” về làm ẩn sĩ, mệ Kéo thì bán mà không tha thiết làm giàu, mỗi
ngày một gánh bún, hết thì về, dù đắt mấy cũng không thêm gánh thứ hai, chất
lượng không hề thay đổi. Có lẽ vì thế mà nét mặt của mệ rất bình thản, không hề
bộc lộ cảm xúc, dù đắt hay không, không một tiếng chào mời. Vậy mà khách thì
luôn tôn trọng mệ, không một lời ta oán dù có chờ lâu. Cái tay nghề của mệ nói
thay cho mệ mọi điều. Vào “quán” rồi, mệ vẫn ưa ngồi trên nền nhà với đôi gánh
hàng hai bên. Lạ một điều là ngoài một số khách ăn ngồi đàng hoàng trên ghế cạnh
bàn thì nhiều thực khách thiệt sự của mệ vẫn ưa ngồi chồm hổm quanh gánh hàng,
ưa thức gì, thêm thức gì thì cứ chỉ mệ múc cho. Dường như đối với họ ăn kiểu
như rứa mà lại thú vị hơn. Chủ khách đều “không thiết” đổi thay, họ đều muốn
giữ mãi cái không gian quen thuộc, vị đậm đà quen thuộc và cách giao tiếp bình
đạm quen thuộc và ấm áp cũ.
Ngồi chồm hổm chờ và chỉ món ngon ưa thích (ảnh: Kim Đính)
Một chi tiết nữa không biết các bạn người Huế
có để ý không chớ tui rất “tâm đắc”, đó là cái nồi nước bún đít tròn của gánh
bún mệ Kéo. Đây là loại nồi lúc còn nhỏ tui thường thấy ở những gánh bún ngon
(như bún bò mụ Thê trong thành nội). Sau này ít thấy, hình như nó đi theo những
bà bán bún bò ngon đi vào dĩ vãng. Gần đây bất ngờ thú vị thấy cái nồi này xuất
hiện trở lại lác đác đây đó vài cái, dò hỏi mới biết có một ông cụ ở làng Kim
Long nhận gò lại nồi theo yêu cầu của một số gánh bún, nhưng chỉ được dăm cái
rồi ông thôi. Thật ra nấu nước dùng cho bún bò trong nồi này ngon là có cái lẽ
khoa học của nó: do đít nồi hình khối tròn nên nhiệt hướng tâm, làm cho thịt
mau nhừ và ngọt nước. Mà thật, theo nhận xét riêng của tui, ngày xưa và bây giờ
quán/gánh bún nào ngon cũng có dùng cái nồi đít hình khối tròn cả!
Nồi đít hình khối tròn quyến rũ
Gánh hàng
của mệ nổi danh cũng đúng. Trước khi đến ăn hàng mệ, tui đã dừng lại ở một hàng
bún chả ở đường Mai Thúc Loan, đã không ngon chi mà giá đến hai chục ngàn một
đoại. Sáng hôm sau qua bên quán mệ ngồi “chờ” một chặp thì không bõ công: cục
chả đã bự lại ngon,dòn; nước dùng đậm đà, vân vân… mà chỉ phải trả có mười lăm
ngàn. Hi hi quá đã!
***
Để khách
quan hơn, mời bạn nghe những thực khách phương xa tả lại :
…“Nơi đầu tiên khách được khám phá là “bún chờ” mệ Kéo nằm dưới một mái
nhà cổ ven sông Đông Ba đoạn gần cầu Gia Hội, TP Huế. Mấy mươi năm qua, mưa
cũng như nắng, đông cũng như hè, cứ 7g15 mỗi sáng, xích lô chở mệ Kéo (từ An
Cựu) mới dừng trước quán. Nhưng từ trước 7g đã có rất nhiều người, kể cả những
nhân vật vốn “nổi đình nổi đám” không chỉ ở Huế mà còn ở trung ương, trên tay
đôi đũa chồm hổm ngồi chờ. Cái vị ngọt rất thật từ thịt, xương của nước bún mệ
Kéo khó lẫn vào đâu được.
Tôi kêu ba tô bún thịt ba chỉ - đặc sản riêng có của bún mệ Kéo - cùng
chả cua và da heo. Miếng thịt không gây ngán mà giòn rụm cộng nhúm rau sống lẫn
chuối thân thái mỏng là lạ... Hai thực khách không chê mà còn xuýt xoa làm tôi
yên lòng.”
(Thái Lộc- Báo Tuổi Trẻ)
…”Một Bà già người nhỏ gọn dáng nhanh nhẹn, lưng đeo bó đũa, vai vác
trường côn "donganhtre" phi thân vọt qua đống tàn thuốc lá, nhẹ nhàng
đáp xuống vỉa hè: Mệ đến.
Kéo có lẽ là tên của Mệ, còn "chờ" thì đơn giản như đan rổ là muốn được ăn thì phải chờ đến lượt. Bún ở Huế thì quá trời trời nhưng bún Mệ thì hơi bị lạ, hơi bị ngon.
Lạ vì bún Mệ hắn ko giống ai cả, lạ vì họ là bún bò giò chả, gân cua...nhưng bún Mệ ko có thịt bò. Lạ và có lẽ là độc nhất chỉ có ở bún Mệ đó là bún có thịt ba chỉ. Hôm đầu tiên đi ăn, ngồi nghe họ kêu: Cho tô cua ba chỉ mình chả biết cái chi chi, "Vâng, bây giờ thì E đã hiểu"
Kéo có lẽ là tên của Mệ, còn "chờ" thì đơn giản như đan rổ là muốn được ăn thì phải chờ đến lượt. Bún ở Huế thì quá trời trời nhưng bún Mệ thì hơi bị lạ, hơi bị ngon.
Lạ vì bún Mệ hắn ko giống ai cả, lạ vì họ là bún bò giò chả, gân cua...nhưng bún Mệ ko có thịt bò. Lạ và có lẽ là độc nhất chỉ có ở bún Mệ đó là bún có thịt ba chỉ. Hôm đầu tiên đi ăn, ngồi nghe họ kêu: Cho tô cua ba chỉ mình chả biết cái chi chi, "Vâng, bây giờ thì E đã hiểu"
***
Thế rồi bốn năm hợp tác làm ăn trôi qua, “Bún chờ mệ
Kéo đã nổi danh cả nước, khách đến đông, xe hơi đậu thành dãy. Có lần chủ quán – vốn là người làm
ăn, có đề nghị mua thêm bàn ghế, chén đoại cho cái quán khang trang hơn, phục
vụ được nhiều thực khách hơn, nhưng mệ buông một câu : “Làm chi cho tốn kém!”.
Thế có nghĩa là ông chủ muốn làm chi thì làm, cứ bỏ tiền ra. Ông chủ cũng có
mua thêm bàn, ghế nhưng chỉ dừng lại chừng đó. Việc truyền nghề không nghe nhắc
tới, không biết bà chủ học được gì chưa vì mệ nấu nướng ở nhà bên An Cựu rồi
mới đi xích lô chở gánh hàng qua quán. Mà rứa lại hay, cái quán vẫn là cái quán
bình dị thân quen như ngày nào. Hỏi: răng rứa? Ông chủ lắc đầu , hờ hửng buông
hai tiếng: “Không thiết!”.
Viết đến đây
ngòi bút vốn ưa thơ mộng hóa mọi thứ bỗng như muốn hết mực, thôi thì bù lại
bằng cách triết lý một câu vậy : Trải qua bốn năm làm ăn dâu bể đa đoan của
quán “bún chờ mệ Kéo” không biết hai chữ “không thiết” có còn nguyên màu như
xưa trong lòng những người hợp tác? Nếu nó đổi màu thì cái quán “bún chờ mệ Kéo
e mất đi nhiều hương vị cũ.
thanhdalat
29/11/2012
……………………………
(*)Mệ: tiếng Huế dùng để gọi bà nội, bà ngoại
(mệ nội, mệ ngoại) hoặc những phụ nữ đáng tuổi bà nội, bà ngoại. Đặc biệt ở cố
đô, nhiều khi người Huế dùng tiếng “mệ”
để gọi những người đàn ông thuộc Hoàng phái triều Nguyễn, ví dụ anh Nguyễn Phúc
Vĩnh Ba thường được chúng tôi thân ái gọi là Mệ Ba)
Một thực khách người Huế (ảnh: Kim Đính)
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaHình như anh không xóa nhận xét này (nêu nhầm lẫn mà xóa thì anh xin lỗi em nhé. Ngày mới vui nhiều HD nhé!
XóaKhông sao, miễn biết nhà anh qua ăn bún mỗi ngày là được anh ạ hiiiii
XóaVậy thì: " Cho hai đoại bún chả cua đi mệ ơi!"
XóaNhà mới thật khang trang ha anh.
Trả lờiXóaXây nhà nhanh để kịp đón bạn bè đó mà . Nếu em thấy được thì anh cứ thế mà ở thôi, không loay hoay trang trí chi cho mệt. Anh vốn lười mà hiiiii
XóaBún chờ Mệ Kéo cũng phải tản cư theo Rhum . Vui chưa tề ! :)
Trả lờiXóaNhư rứa để bạn bè qua đây yên tâm về ẩm thực huongphan à. hiii
XóaBắt tay mần quen hè !
Trả lờiXóaBắt tay thật chặt nhé bạn cố tri!
XóaChào anh Rhum, rất vui khi gặp anh trên blog mới. Anh có khỏe không? Mấy hôm ni X bận rộn với công việc nên ít ghé thăm, mong anh thông cảm nha. Chúc anh khỏe và hạnh phúc.
Trả lờiXóaVui gặp lại Ho Xuan!
XóaEm vào nhà anh đây....Nơi đây yên ả như bên yahoo anh hả...MN phải từ từ làm nhà thôi....Kêu anh Hoa Sen và các bạn mình với , anh Vĩnh Ba, Ngũ Hồ và anh Ungno nữa nhé.....
Trả lờiXóaCó anh Hoa Sen qua rồi, đang bận làm nhà. Anh em lại gặp nhau, vui thiệt là vui!
XóaRhum ơi ! MN làm cả buổi mà không ra trang bài viết như vầy ...hu hu ..chỉ tới tiểu sử rồi thôi.....
Trả lờiXóatrăm năm trong cõi người ta
Xóacái gì không biết thì tra google!
Mở liên kết ở đây xem cách làm Du Khúc Thụy nhé:
Xóahttp://khucthuydu09.multiply.com/journal/item/222/222
Chưa trang hoàng xong ha anh?
Trả lờiXóaVậy trông chưa được hở HD?
XóaEm làm tạm ổn rồi Rhum ơi ! Cảm ơn anh nhiều nhiều....Chiều êm ái nhé. Thân mến .
Trả lờiXóaCó qua nhà mới của Khúc Thụy Du. Nhà mới được lắm, cứ thế mà chuyển của cải qua thôi. Thân.
XóaChưa là thành viên nên KT chưa vào được bình luận
Trả lờiXóaA Ha ...KT không gỏ cửa Hì Hì vào được nhà anh Rhum rồi
Trả lờiXóaĐi lâu khác nước quá ,cho KT ly trà đá Lâm đồng đi anh Rhum ơi .
Thích trà đá thì về Saigon chứ ở Lâm Đồng uống trà nóng cho ấm thôi nhé! Mừng gặp nhiều anh em nơi này!
XóaĐông vui hè. Mời các bạn ghé thăm mình. Ờ sao mìnhkhông làm đượccái avatar như các bạn.
Trả lờiXóaAnh Ba vào hồ sơ cá nhân hoặc đây tìm hiểu xem thử: http://khucthuydu09.multiply.com/journal/item/222/222
XóaRất vui có già làng đến với nơi này!
Thăm anh Rhum đây . Anh Hoa Sen biến đâu anh biết không ...không vào nhà được nữa...^^
Trả lờiXóaChúc anh tối ấm áp nhé.
Cư sĩ HSV có trong mục NGƯỜI THEO DÕI ở trang này KTD à. Chúc gặp gỡ vui vẻ nhé!
XóaNăm mới sắp đến.
Trả lờiXóaChúc anh Rhum nhiều sức khỏe ,hạnh phúc và An Khang Thịnh Vượng
Vui gặp Ki Ti!
XóaMN chúc anh Rhum năm 2012 nhiều an lành , hạnh phúc và như ý anh nhé. Thân mến . ( cười duyên nè...)
Trả lờiXóaThích nhìn nụ cười zuyên záng của KTD!
XóaNgười Huế nhẹ nhàng, nồng thắm, đôn hậu mà ghé Huế chưa khám phá hết cái thú ẩm thực ở vùng này. Em thật sự rất chuộng món Huế. Vá món Huế rất nổi tiếng, ngon miệng, và tốt cho sức khỏe.
Trả lờiXóaNói hay về người Huế rứa! (tui ốt dột quá)
XóaAnh Rhum vui khỏe và hạnh phúc nha. Mùng 3 các con em ra ĐL chơi nhưng MN không đi cùng vì Tết phải lo cúng kiến ông bà vả lại mới đi hôm tháng 9. ...
Trả lờiXóaRứa mà cũng nói! Làm Rhum dài cổ chờ ! (ôi, đàn bà!)
XóaHôm nay, Hiền Mai đã đường hoàng bước vào cổng nhà Rhum rồi. Chúc bạn một buổi tối an lành.
Trả lờiXóaĐường hoàng bước vào, rồi về thôi ha? Mấy lâu để ý không thấy đến chơi nữa? Răng rứa?
XóaHay và ngon quá anh, Huế là nơi đồ ăn ngon ơi là ngon, gi gỉ gì gi cũng ngon và rẻ, thích thật
Trả lờiXóaRubic giỏi tưởng tượng nhỉ? Ngon thì răng mà vội về rứa! Mần đoại nữa nhé!
Xóahiiii!!Chăm cũng rất thích bún cho dù người chăm là cộng bánh tằm hiiii
Trả lờiXóaSáng bay ra huế ghẹo anh tí rồi về an giang
hiiii
Ở An Giang ra Huế xa xôi sao chỉ ghẹo một xí rồi về? Ở lại mần vài đoại bún rồi anh đưa về nhen!
XóaRhum chụp ảnh có nghệ thuật lắm, lại là ảnh tư liệu nữa. Vừa rồi Hiền Mai vào Google hình ảnh tìm ảnh minh họa bài viết " Huế trong tôi" có nhìn thấy ảnh của Rhum trong đó: Ảnh bài này ( 2 tấm) , Ảnh về Ngã Ba Sình nữa( dường như cũng 2 tấm ). Hôm nào Rhum thử vào xem, nhớ gõ tìm " món ngon xứ Huế" và " hình ảnh về Ngã Ba Sình ", Rhum nhé!
Trả lờiXóa